Tương lai cho thế hệ vươn mình
(PLPT) - Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Sáng 26/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 26 (đợt 2) thẩm tra các Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của 11 tỉnh thành.
Phát biểu khai mạc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy cho biết, để chuẩn bị nội dung phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (đợt 2 - tháng 9/2024), Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp để thẩm tra các nhóm nội dung liên quan đến các Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Cụ thể: Thẩm tra các Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của các tỉnh Bắc Giang, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Khánh Hòa, Lào Cai, Quảng Ninh, Thái Bình, Tiền Giang, Vĩnh Long; Thẩm tra Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đồng thời, cũng trong khuôn khổ phiên họp thứ 26 (đợt 2) sẽ thẩm tra đề nghị bổ sung Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy nhấn mạnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là một chủ trương lớn theo yêu cầu tại Nghị quyết số 142/2024/QH15 của Quốc hội. Theo đó, nghị quyết yêu cầu, tập trung thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 theo chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, phấn đấu cơ bản hoàn thành trong tháng 9/2024, bảo đảm ổn định tổ chức để các địa phương tiến hành đại hội Đảng bộ các cấp năm 2025. Vừa qua, các địa phương, các cơ quan đã khẩn trương hoàn thiện Hồ sơ để trình Ủy ban Thường vụ xem xét, quyết định.
Báo cáo tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của các tỉnh thì không thay đổi số lượng đơn vị hành chính cấp huyện; giảm 77 đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể: tỉnh Bắc Giang không thay đổi số lượng đơn vị hành chính cấp huyện (10 đơn vị) nhưng có tăng 01 thị xã, giảm 01 huyện; giảm 17 đơn vị hành chính cấp xã (giảm 32 xã, giảm 01 thị trấn, tăng 16 phường); tỉnh Đắk Lắk giảm 04 đơn vị hành chính cấp xã (02 xã, 02 phường); tỉnh Đồng Nai giảm 11 đơn vị hành chính cấp xã (04 xã, 07 phường); tỉnh Thái Bình giảm 18 xã;… Việc tổ chức, kiện toàn các cơ quan, đơn vị và chức danh lãnh đạo của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mới hình thành sau sắp xếp của các tỉnh thực hiện theo quy định của Đảng, Điều lệ của tổ chức và của pháp luật hiện hành.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập y tế, giáo dục, các tỉnh đều đề nghị, giữ nguyên trạng các cơ sở giáo dục (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) để bảo đảm đủ cơ sở vật chất trường, lớp cho học tập của học sinh trên địa bàn; Nhập các Trạm y tế của ĐVHC cấp xã (cũ) để thành lập Trạm y tế của đơn vị hành chính cấp xã (mới); đồng thời các trạm y tế cũ được sử dụng làm cơ sở hoạt động các chương trình y tế cộng đồng thuộc Trạm y tế của đơn vị hành chính cấp xã (mới) để bảo đảm dịch vụ khám, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn hoặc được sắp xếp theo hướng dẫn của cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực.
Về bố trí, giải quyết đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Quảng Ninh có sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện nhưng không có cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện dôi dư. Đối với cấp xã, các Đề án đã rà soát, thống kê số lượng cán bộ, công chức, viên chức y tế và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có mặt, số lượng dự kiến bố trí sau sắp xếp và số lượng dôi dư….
Cho ý kiến tại phiên họp, các đại biểu đánh giá cao quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Chính phủ và quyết tâm chính trị, sự nỗ lực, trách nhiệm cao của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị của 11 tỉnh trong việc quán triệt và khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng và các nghị quyết của UBTVQH về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Các Đề án đều đã được chuẩn bị nghiêm túc, công phu, bảo đảm chất lượng, đầy đủ thành phần Hồ sơ, tài liệu và nội dung theo quy định.
Tuy nhiên, để hoàn thiện Đề án, các đại biểu đề nghị Chính phủ, chính quyền các địa phương bổ sung thông tin, giải trình cụ thể đối với một số nội dung, cụ thể: Đề nghị tỉnh Thái Bình giải trình, làm rõ thêm lý do của việc vẫn còn số lượng khá lớn các đơn vị hành chính thuộc diện phải sắp xếp (44/61 đơn vị hành chính cấp xã) nhưng chưa thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2023 -2025; dự kiến kế hoạch rà soát và phương án, lộ trình sắp xếp đối với các đơn vị này trong giai đoạn tới.
Đối với tỉnh Tiền Giang giải trình, làm rõ lý do Phường 1, thành phố Mỹ Tho sau sắp xếp vẫn chưa bảo đảm tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên theo yêu cầu của công tác sắp xếp; tỉnh Bắc Giang giải trình, làm rõ lý do xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn sau khi được điều chỉnh đường địa giới đơn vị hành chính với xã Thanh Hải vẫn chưa bảo đảm tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên theo yêu cầu của công tác sắp xếp; bổ sung lý do đề nghị chưa sắp xếp xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế trong giai đoạn 2023 - 2025 và việc quy hoạch phát triển xã Lam Sơn thành thị trấn.
Liên quan tới việc bố trí, giải quyết đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính; giải quyết trụ sở, tài sản công dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính, các đại biểu đề nghị rà soát kỹ lưỡng, có phương án cụ thể, khả thi và cam kết thực hiện. Đồng thời, đề nghị chỉnh lý cách hành văn trong dự thảo Nghị quyết để bảo đảm thống nhất; xác định thời điểm có hiệu lực thi hành của các Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của các tỉnh;…
Kết luận nội dung này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy cho biết, các ý kiến đánh giá cao và cơ bản tán thành nội dung các Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; Hồ sơ các Đề án bảo đảm đủ điều kiện trình UBTVQH xem xét, cho ý kiến và quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền tại phiên họp thứ 37.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy đề nghị, Bộ Nội vụ, các địa phương bổ sung nội dung giải trình ý kiến nêu tại phiên thẩm tra. Trong đó, giải trình thêm về kết quả phân loại đô thị đối với các thị trấn Long Hồ, Trà Ôn, Tam Bình (tỉnh Vĩnh Long) hình thành sau sắp xếp, vì theo quy định của Nghị quyết số 1210 việc phân loại đô thị đối với thị trấn được thực hiện căn cứ vào quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt mà không phải chỉ căn cứ vào nhiệm vụ quy hoạch đô thị như Đề án trình; tỉnh Thái Bình giải trình, làm rõ thêm lý do của việc vẫn còn số lượng khá lớn các đơn vị hành chính thuộc diện phải sắp xếp (44/61 đơn vị hành chính cấp xã) nhưng chưa thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2023 -2025;...
Ngoài ra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy lưu ý về các nội dung cam kết trong Đề án, đề nghị xác định kỹ lưỡng về thời điểm có hiệu lực thi hành của các Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của các tỉnh đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, tạo thuận lợi cho các địa phương trong việc thực hiện.
(PLPT) - Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
(PLPT) - Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương lưu ý, bảo vệ dữ liệu cá nhân cần bám sát quan điểm “vừa quản lý, vừa kiến tạo” để vừa tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước.
(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu trong thời gian tới, phải bám sát tình hình để đề ra các giải pháp phù hợp tình hình mới, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Học tập suốt đời", xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
(PLPT) - Hàng loạt các chính sách mới quan trọng liên quan đến công chức, cấp đổi bằng lái xe, lệ phí trước bạ chính thức có hiệu lực từ tháng 3/2025.
(PLPT) - Ba Luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đang xây dựng nghị quyết mới trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về phát triển doanh nghiệp tư nhân.
(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phòng, chống lãng phí phải gắn kết với tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; kết hợp chặt chẽ với cải cách hành chính, đơn giản hóa và cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.