Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công TPHCM: Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm để xây dựng mô hình
Phương Thúy
Thứ sáu, 27/09/2024 - 16:51
(PLPT) - Đề án thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công TPHCM xác định lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm để xây dựng thiết kế mô hình; lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ, cùng với phương châm "Đổi mới - khả thi" khi thực hiện thí điểm.
Sáng 27/9, tại Kỳ họp thứ 18 (kỳ họp chuyên đề), các đại biểu HĐND TPHCM đã biểu quyết thông qua Đề án thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công TPHCM.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường trình bày tờ trình về thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công TPHCM. (Ảnh: VGP/Vũ Phong)
Việc thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công TPHCM sẽ được thực hiện từ ngày 1/10/2024 đến ngày 31/12/2026.
Theo đó, Trung tâm Phục vụ hành chính công TPHCM có chức năng tham mưu, giúp UBND Thành phố về kiểm soát thủ tục hành chính, tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của địa phương, hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính.
Đây cũng là nơi tiếp nhận, số hóa hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của UBND các cấp, cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố, cấp huyện, các chi nhánh được tổ chức theo hệ thống ngành dọc trên địa bàn.
Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố cũng tiếp nhận các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của bộ, ngành, cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích đóng trên địa bàn.
Trung tâm cũng có chức năng theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng phục vụ cá nhân, tổ chức trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Theo UBND TPHCM, việc triển khai thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công TPHCM là bước đi tất yếu, trên cơ sở kế thừa những kết quả đã đạt được từ "Mô hình Bộ phận Một cửa hiện tại" của Thành phố nhằm nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh mới; hướng đến chuyên nghiệp hóa bộ phận hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa và trả kết quả thủ tục hành chính; tăng cường chất lượng phục vụ, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận và không phân biệt địa giới hành chính khi thực hiện giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn.
Đại biểu HĐND TPHCM biểu quyết thông qua nghị quyết. (Ảnh: VGP/Vũ Phong)
Ngoài ra, việc thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố sẽ giảm số lượng bộ phận một cửa, góp phần tối ưu hóa nguồn lực, đồng thời các nguồn lực này có thể được sử dụng hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ.
Nguồn nhân lực dôi dư sẽ được bố trí, sắp xếp cho các vị trí công tác khác thiếu biên chế hoặc tập trung thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; đồng thời giảm chi phí cho cơ sở hạ tầng, bảo trì và các chi phí vận hành khác, góp phần tiết kiệm ngân sách.
Đề án thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công TPHCM xác định lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm để xây dựng thiết kế mô hình; lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ, cùng với phương châm "Đổi mới - khả thi" khi thực hiện thí điểm.
Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.
Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".
Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.
Chiều 15/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 dự án Luật: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.