Ngày 19/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai những dự án quan trọng của Tập đoàn Dầu khí và Tập đoàn Điện lực Việt Nam để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương liên quan; lãnh đạo các tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực năng lượng.
Nhu cầu điện tăng ít nhất 10% mỗi năm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, theo tính toán, cứ tăng trưởng kinh tế 1%, thì nhu cầu điện tăng 1,5%.
Như vậy, nếu trong năm 2024, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt khoảng trên 7% và theo mục tiêu tăng trưởng của những năm sắp tới, nhu cầu điện cũng tăng ít nhất khoảng 10%.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: VGP)
Do đó, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, nhất là khi đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải có chuẩn bị từ sớm, từ xa.
Báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong 9 tháng năm 2024, EVN đã đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, với tổng số điện sản xuất và nhập khẩu đạt 232,8 tỷ kWh, tăng gần 11%; điện thương phẩm đạt hơn 208 tỷ kWh, tăng hơn 11%.
Trong các tháng cuối năm, EVN sẽ tiếp tục triển khai chỉ đạo, đảm bảo cung cấp đủ điện, trong đó, mục tiêu với điện sản xuất và nhập khẩu đạt hơn 77 tỷ kWh; điện thương phẩm ước đạt 67,7% tỷ kWh.
Đẩy nhanh tiến độ các đường dây tải điện từ Lào và Trung Quốc
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thực hiện đúng cam kết đã đề ra về bảo đảm cung ứng điện, đến thời điểm này, chúng ta có thể khẳng định năm 2024 không thiếu điện dù mức tiêu thụ tăng khoảng 11-13% so với năm 2023.
"Việc bảo đảm đủ điện rất quan trọng để thu hút đầu tư FDI trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm. Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam giải ngân 17 tỷ USD vốn FDI, cao nhất trong nhiều năm", Thủ tướng nêu.
Đối với năm 2025, theo các báo cáo, với nhu cầu điện tăng khoảng 12-13%, tương ứng cần phải tăng thêm từ khoảng 2.200-2.500MW công suất. Thủ tướng khẳng định, đây không phải là vấn đề lớn và yêu cầu dứt khoát không được để thiếu điện cho năm 2025 trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp đã được Chính phủ ban hành; trong ngày hôm nay (19/10) phải ban hành Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chỉ đạo trong ngày hôm nay (19/10) phải ban hành Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà. (Ảnh: VGP)
Thủ tướng yêu cầu đảm bảo đủ nhiên liệu (than, khí) cho sản xuất điện theo nhu cầu hệ thống; trong đó đẩy mạnh khai thác than nội địa với kế hoạch dài hạn, đồng thời nghiên cứu việc nhập khẩu than từ Lào, giảm nhập khẩu từ các nguồn khác.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo các biện pháp nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc, các đường dây tải điện từ Lào và Trung Quốc về phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, trong đó đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên phải hoàn thành trong thời hạn 6 tháng, đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống phải hoàn thành trong năm 2024.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương tiếp tục hoàn thiện dự án Luật Điện lực (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 và sửa đổi các thông tư liên quan.
Thủ tướng nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật Điện lực theo hướng vừa quản lý được chặt chẽ, vừa kiến tạo không gian phát triển, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xóa bỏ xin cho, quan liêu bao cấp, giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ.
Ảnh minh họa.
Với giai đoạn 2026-2030, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty căn cứ ước tính nhu cầu điện tăng khoảng 12-14% để xây dựng, triển khai các kịch bản về nguồn điện, tải điện, phân phối điện, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và giá điện phù hợp, với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Dù vậy, theo tính toán, với các chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và các giải pháp từ sớm, từ xa, việc cung ứng điện năm 2025 cơ bản vẫn được đáp ứng. Tuy nhiên, còn tiềm ẩn rủi ro ở khu vực miền Bắc trong cao điểm cuối mùa khô nếu nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.
Theo đó, về thủy điện, Thủ tướng yêu cầu điều tiết các hồ chứa hài hòa giữa nhu cầu tưới tiêu và bảo đảm phát điện cho cao điểm mùa khô tại miền Bắc.
Về điện khí, Thủ tướng yêu cầu đón dòng khí đầu tiên từ dự án khí Lô B-Ô Môn vào cuối năm 2026; tính toán giá điện khí phù hợp theo thị trường, tình hình cụ thể, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu phát triển điện hạt nhân; tiếp tục hoàn thiện các quy định, thể chế và cập nhật, điều chỉnh quy hoạch điện VIII.
Cùng ngày, tại miền Trung, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị với lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo một số địa phương về tình hình sản xuất, tiêu thụ, triển khai thực hiện các dự án năng lượng tái tạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án năng lượng tái tạo.
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TPHCM và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.
Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
(PLPT) - Sáng 25/6, tại trụ sở Hội Luật gia Việt Nam, Đảng bộ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã chính thức khai mạc Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, với tinh thần "Đoàn kết - Đổi mới - Trí tuệ - Dân chủ - Kỷ cương".
Trong tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua một số luật như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; Luật Cán bộ, công chức...
Sáng nay, 23/6, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tham dự cuộc làm việc và trao Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam.
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV được bắt đầu từ sáng mai 19/6 và diễn ra trong 1,5 ngày (19-20/6) đối với 2 nhóm vấn đề. Chủ tịch Quốc hội sẽ có phát biểu khai mạc, kết thúc và điều hành các nội dung của phiên Phiên chất vấn.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định, việc sáp nhập hai Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là để “cộng hưởng”, tạo ra một tư duy điều hành mới, hiệu quả hơn.