Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Bị lừa bán sang nước ngoài vì tìm việc làm trên mạng: Cảnh giác cạm bẫy 'việc nhẹ lương cao'

Yến Nhi Thứ tư, 30/10/2024 - 12:02
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Nhiều đối tượng thông qua mạng xã hội dụ dỗ, lôi kéo những người có nhu cầu xuất khẩu lao động với chi phí thấp, mức lương cao, tổ chức xuất cảnh ra nước ngoài, sau đó, bán vào các cơ sở đánh bạc trực tuyến, các động mại dâm…

Ảnh minh họa.

Nhiều người bị bán sang nước ngoài vì tin quảng cáo tuyển lao động trên mạng xã hội

Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Trà Vinh đã tiếp nhận 13 tin báo của nạn nhân và gia đình liên quan đến việc bản thân, con em, người thân của họ bị các đối tượng môi giới lừa, bán ra nước ngoài.

Điều đáng báo động là chỉ có 5/13 nạn nhân may mắn được giải cứu, trở về Việt Nam.

Đa số các nạn nhân bị lừa, bán sang các nước như Campuchia, Trung Quốc. Nạn nhân là thanh niên (gồm 10 nam, 3 nữ), đang trong độ tuổi lao động, sinh sống trên các địa bàn nông thôn, chưa có việc làm hoặc đã có việc làm nhưng "nuôi mộng" ra nước ngoài làm "việc nhẹ lương cao".

Ngày 21/10/2024, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh tiếp nhận tin báo của anh N.V.E.M. (cư trú xã Lương Hoà A, huyện Châu Thành) về việc con trai anh bị kẻ gian lừa bán qua Campuchia.

Anh M. cho biết: Thời gian gần đây, con trai của anh là N.V.N. (sinh năm 2003) lên mạng xã hội tìm kiếm công việc. Khi thấy có 1 trang mạng xã hội đăng tải thông tin "Cần người phụ xe và giao hàng trái cây tại Thái Lan, mức lương là 400.000 đồng/ngày", N. đã liên hệ và đến điểm hẹn mà "đối tượng tuyển lao động" đã cho, để xin làm việc.

Ngày 17/10, N. thông tin cho gia đình biết, bản thân đã bị lừa bán sang Campuchia, người nhà phải mang 150.000.000 đồng sang Campuchia để chuộc về, nếu không đối tượng sẽ giết.

Anh N.V.E.M. cho biết thêm, con trai của anh bị đối tượng nhốt trong 01 căn phòng, xung quanh có hàng rào điện và ép N. làm công việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua các trang mạng xã hội với chỉ tiêu phải lừa được 60.000.000 đồng/ngày. Nếu không "đạt chỉ tiêu", đối tượng sẽ đánh đập và chỉ cho N. ăn 1 bữa/ngày.

Một vụ việc tương tự, ngày 29/8, em K.T.K. (sinh năm 2003, cư trú xã Nguyệt Hoá, huyện Châu Thành) cũng bị các đối tượng lừa bán sang Campuchia, với thủ đoạn lừa nạn nhân xuất cảnh ra nước ngoài, bán và đòi tiền chuộc.

Trước đó, K. lướt Facebook thấy 1 tài khoản đăng thông tin tuyển nhân viên phục vụ quán ăn nên đã liên hệ với chủ tài khoản nêu trên để xin làm việc. Ngay sau đó, chủ tài khoản đã liên hệ và rủ K. đến làm chung, giới thiệu mức lương là 9.000.000 đồng/tháng và được chủ quán bao ăn ở. Nghe vậy, K. liền đồng ý và nhận lời của chủ tài khoản Facebook là cho xe ô tô 7 chỗ đến đón đi làm cùng 3 người nam khác (vào ngày 18/8/2024).

Đến nơi hẹn, lấy lý do "bận dọn dẹp chỗ ở cho K", không đến đón K được, chủ tài khoản Facebook đã lừa K. và 3 người khác lên xe, chở thẳng qua Campuchia. Tại Campuchia, K bị 1 đối tượng khác dẫn đến một công ty lừa đảo, bị ép ký hợp đồng "làm việc".

"Công việc" thực tế của K là dùng mạng xã hội để lừa người Việt Nam qua Campuchia, giống như cách mà chủ tài khoản Facebook đã lừa K trước đó. Trong khoảng thời gian ở Campuchia, do không lừa được ai, K đã bị đối tượng đánh đập, tra tấn. K tìm cách nhắn tin cho người nhà đem 5.000 USD, mang sang Campuchia để chuộc K về. Hiện tại, K đã an toàn trở về Việt Nam...

Các vụ việc trên có thể thấy, các đối tượng triệt để lợi dụng mạng xã hội để tiếp cận, rủ rê, lôi kéo nạn nhân đi du lịch, làm thuê thu nhập cao; lợi dụng hoạt động quảng cáo tuyển lao động là người Việt Nam làm việc tại nước ngoài, rồi lừa, bán, cưỡng bức lao động kết hợp với hành hạ, tra tấn buộc nạn nhân làm việc trái pháp luật, hoặc buộc nạn nhân, gia đình nạn nhân đưa rất nhiều tiền cho đối tượng nếu muốn về Việt Nam.

Các đối tượng lợi dụng thông tin cá nhân trên mạng xã hội để tạo tài khoản ảo, làm quen, tiếp cận từ xa, dụ dỗ nạn nhân…

Khi ra nước ngoài, các đối tượng thu giữ giấy tờ tùy thân, bán nạn nhân cho đối tượng khác để cưỡng bức lao động, quỵt tiền lương hoặc báo cơ quan chức năng kiểm tra, bắt giữ và trục xuất về nước…

Nguy hiểm hơn, một số đối tượng trong đường dây môi giới còn lập nhiều tài khoản trên mạng với tên giả hoặc dùng "tiền" làm mồi nhử, thông qua "mạng lưới cò mồi" để đi đến vùng sâu, vùng xa dụ dỗ, lôi kéo những người có nhu cầu xuất khẩu lao động với chi phí thấp, mức lương cao, thủ tục đơn giản, tổ chức xuất cảnh ra nước ngoài, sau đó, bán vào các cơ sở đánh bạc trực tuyến, các động mại dâm…

Công an tỉnh Trà Vinh cảnh báo người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân, đề phòng người lạ (thậm chí người quen) rủ rê, hứa hẹn tìm việc làm có thu nhập cao hoặc lấy chồng Việt kiều, ngoại kiều giàu có, nhưng thực chất là dụ dỗ mua, bán người.

Phụ huynh cần quan tâm giáo dục con em, người thân trong gia đình nâng cao tinh thần cảnh giác, siêng năng lao động nhằm tránh bị các đối tượng mua, bán người lợi dụng, phục vụ cho ý đồ xấu của bọn tội phạm.

Khi phát hiện đối tượng phạm tội mua bán người hoặc nghi vấn phạm tội mua bán người, cần thông báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất.

Lĩnh án 12 năm tù vì lừa bán người ra nước ngoài

Vào hồi cuối tháng 9/2024, TAND tỉnh Sóc Trăng đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Ngô Thị Mỹ Yên (SN 2002, ngụ khóm Vĩnh Trung, Phường 2, thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng), về tội "Mua bán người dưới 16 tuổi".

Theo cáo trạng, vào tháng 7/2023, Ngô Thị Mỹ Yên qua Campuchia ứng tuyển vào Công ty khu Kingcrow do người Trung Quốc quản lý với nhiệm vụ tuyển nhân viên làm việc (lừa đảo); mỗi trường hợp đưa được người đến Campuchia, ngoài tiền lương Yên được trả 200 USD (đô la Mỹ).

Sau khi được nhận vào làm, Yên đăng lên mạng xã hội Facebook với thông tin tuyển mộ người có độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi, biết sử dụng máy vi tính và có căn cước công dân để làm việc online tại tỉnh Tây Ninh, thu nhập từ 18 triệu đến 23 triệu đồng/tháng.

Cuối tháng 8/2023, T.T.D.H. (SN 2009, ngụ tại thị xã Vĩnh Châu) cần việc làm nên đã kết nối với Yên và được tư vấn như trên nên đã chấp nhận đi làm. Khi H. đến tỉnh Tây Ninh thì bị Yên cùng một số người khác đưa sang Campuchia.

Đến đây, H. được đưa đến khu Sihanouk và giao thực hiện hành vi lừa đảo trên ứng dụng bán hàng Lazada. Làm được khoảng 1 tháng, do áp lực công việc nên H. nghỉ việc và công ty thu lại thẻ, không cho ăn uống và yêu cầu gia đình chuyển 49 triệu đồng để chuộc về.

H. liên hệ nhưng gia đình không có tiền chuộc và một thời gian sau, công ty đã đưa H. ra ngoài. Sau đó, H. đến đồn Công an Campuchia và được hỗ trợ về Việt Nam.

Trong quá trình H. liên lạc cầu cứu, ngày 21/11/2023 bà Tăng Thị Hòn (SN 1971, là mẹ của H.) đến Đồn biên phòng xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu trình báo, sau đó được chuyển đến Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Sóc Trăng thụ lý, giải quyết theo thẩm quyền.

Ngày 24/11/2023 khi về đến nhà, H. đến Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Sóc Trăng trình báo.

HĐXX nhận định, hành vi trên của bị cáo Yên là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đã trực tiếp xâm phạm đến quyền tụ do thân thể, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác một cách trái pháp luật. Do vậy, bị cáo Yên phải lãnh mức án nghiêm khắc.

Kết thúc phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Ngô Thị Mỹ Yên 12 năm tù về tội "Mua bán người dưới 16 tuổi".

Triệt phá đường dây lừa bán 36 người sang nước ngoài

Một vụ việc tương tự, vào ngày 6/6, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng liên quan bắt giữ 4 đối tượng về hành vi mua bán người và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giải cứu thành công 36 nạn nhân đang ở nước ngoài về nước an toàn.

Trước đó, Công an tỉnh Hà Tĩnh phát hiện nhiều người dân có nhu cầu tìm việc làm đã bị một số đối tượng dụ dỗ, lôi kéo đi sang nước ngoài rồi bán vào các Đặc khu kinh tế cho những tổ chức tội phạm do người Trung Quốc điều hành.

Qua quá trình điều tra xác minh, Công an tỉnh Hà Tĩnh xác định, đối tượng Lê Xuân Thành (SN 1989, trú xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) đã cấu kết với những đối tượng khác thông qua mạng xã hội lấy danh nghĩa tuyển dụng lao động sang làm việc tại Thái Lan với mức lương từ 18 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

Tuy nhiên, các nạn nhân sau đó bị các đối tượng đưa sang Lào bán cho các đường dây tội phạm hoạt động lừa đảo quốc tế trên không gian mạng do người Trung Quốc cầm đầu ở khu vực Đặc khu kinh tế Tam giác vàng (tỉnh Bò Kẹo, Lào).

Tại đây, các nạn nhân bị bọn tội phạm khống chế, cưỡng bức lao động, ép buộc thực hiện hành vi lừa đảo hoặc tổ chức đánh bạc trực tuyến. Mỗi ngày, các nạn nhân phải làm việc gần 20 giờ.

Độc ác hơn, nhiều nạn nhân không được trả lương mà còn bị đánh đập dã man, thậm chí quản thúc không cho ra ngoài. Nhiều người không chịu nổi việc bị bóc lột sức lao động và đánh đập nên đòi về nước liền bị chúng giam giữ, ép gọi điện thoại cho người nhà ở Việt Nam gửi tiền sang chuộc thân.

Ban Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo phòng Cảnh sát hình sự xác lập chuyên án nhằm tập trung lực lượng, phương tiện để đấu tranh triệt phá.

Ngày 22/5, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với các Cục nghiệp vụ Bộ Công an, Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, Công an thị xã Kỳ Anh, Đoàn công tác của Bộ Công an đang công tác tại Lào, Cục Cảnh sát mua bán người Bộ Công an Lào, Công an tỉnh Bò Kẹo phá thành công chuyên án, bắt giữ 4 đối tượng cầm đầu gồm: Lê Xuân Thành (SN 1989), Lê Anh Tuấn (SN 1990), Dương Anh Điện (SN 1986, đều trú thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) và Lê Thanh Trầm (SN 1978, trú H.Yên Thành, tỉnh Nghệ An).

Quá trình phá án, lực lượng chức năng cũng đã giải cứu thành công 36 nạn nhân người Việt Nam từ trong Đặc khu kinh tế Tam giác vàng đưa về nước an toàn.

Tại cơ quan điều tra, các đối tượng đã thừa nhận tất cả hành vi phạm tội của mình. Theo lời khai của các đối tượng, năm 2023, Lê Xuân Thành và Lê Anh Tuấn sang Lào làm việc cho một tổ chức tội phạm người Trung Quốc tại Đặc khu kinh tế Tam giác vàng. Thành và Tuấn được giao nhiệm vụ sử dụng mạng xã hội lừa đảo người Việt Nam đầu tư vào các App nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Từ cuối tháng 11/2023 đến tháng 4/2024, Thành và Tuấn được giao nhiệm vụ quản lý, tìm kiếm người từ Việt Nam đưa sang hoạt động lừa đảo.

Cả 2 đã sử dụng mạng xã hội tuyển dụng người sang Thái Lan lao động với chiêu bài "việc nhẹ lương cao". Bằng thủ đoạn đó, 2 đối tượng này đã lừa được 22 người Hà Tĩnh, đưa ra Cửa khẩu Tây Trang (H.Điện Biên, tỉnh Điện Biên) để đến Đặc khu kinh tế Tam giác vàng giao cho các tổ chức tội phạm người Trung Quốc.

Được biết, đường dây tổ chức đưa người từ Việt Nam sang Lào do Lê Xuân Thành và Lê Tuấn Anh nằm trong hệ thống đường dây tội phạm xuyên quốc gia với quy mô lớn do các đối tượng người Trung Quốc chỉ đạo, điều hành.

Ngoài việc tổ chức hoạt động mua bán người từ Việt Nam sang Lào, Thành và đồng bọn cũng như 36 người Việt Nam bị bán sang Lào đều tham gia vào hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tổ chức đánh bạc trên không gian mạng.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước chỉ cấp phép mua bán vàng, không ấn định địa điểm

Ngân hàng Nhà nước chỉ cấp phép mua bán vàng, không ấn định địa điểm

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  29 phút trước

(PLPT) - Trước câu hỏi chất vấn về hoạt động mua bán vàng chỉ được tổ chức tại các thành phố lớn, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước chỉ cấp phép kinh doanh mua bán vàng chứ không quy định bắt buộc ở địa điểm nào.

45 năm thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng nâng cao vị thế, uy tín, thương hiệu

45 năm thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng nâng cao vị thế, uy tín, thương hiệu

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 giờ trước

Ngày 10/11, Trường Đại học Luật Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi lễ Gặp mặt truyền thống 45 năm Ngày thành lập Trường (10/11/1979 - 10/11/2024). Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

Bộ Công an ra mắt cổng thông tin cấp thị thực điện tử mới vào 11/11/2024

Bộ Công an ra mắt cổng thông tin cấp thị thực điện tử mới vào 11/11/2024

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Từ 11/11/2024, Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ vận hành thêm trang web có tên miền thithucdientu.gov.vn; vận hành cùng lúc trang evisa.xuatnhapcanh.gov.vn để thuận lợi hơn cho công dân xin cấp e-visa.

Bắt quả tang điểm kinh doanh thịt heo bẩn tại Đồng Nai: Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Bắt quả tang điểm kinh doanh thịt heo bẩn tại Đồng Nai: Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai phát hiện và xử lý một cơ sở kinh doanh thịt heo bẩn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Hành vi kinh doanh thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc để đưa ra thị trường tiêu thụ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Vậy hành vi trên sẽ bị xử lý ra sao?

 Công ty Dầu khí Quảng Ninh bị thu hồi 26,2 tỷ đồng vì mua bán trái phép hóa đơn: Mua bán trái phép hóa đơn bị xử lý thế nào?

Công ty Dầu khí Quảng Ninh bị thu hồi 26,2 tỷ đồng vì mua bán trái phép hóa đơn: Mua bán trái phép hóa đơn bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Một công ty ở Quảng Ninh đã bán trái phép số lượng lớn hóa đơn giá trị gia tăng điện tử, áp dụng thủ đoạn "xăng dầu đi một nơi, hóa đơn đi một nẻo". Hiện nay, việc mua bán trái phép hóa đơn diễn ra ngày một nhiều với mục đích để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, giảm nghĩa vụ thuế, hợp thức hóa cho hàng hóa trôi nổi. Pháp luật hiện hành quy định mua bán trái phép hóa đơn bị xử lý thế nào?

Công ty viễn thông bị xử phạt 70 triệu đồng vì cuộc gọi rác quấy rối, đòi nợ: Mức xử phạt với tin nhắn rác, cuộc gọi rác ra sao?

Công ty viễn thông bị xử phạt 70 triệu đồng vì cuộc gọi rác quấy rối, đòi nợ: Mức xử phạt với tin nhắn rác, cuộc gọi rác ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Thời gian vừa qua, tình trạng các cuộc gọi, tin nhắn rác mời chào hay lừa đảo đang ngày càng phức tạp, khi các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn để chiếm đoạt dữ liệu cá nhân của người dùng hoặc thực hiện cuộc gọi rác với mục đích bôi nhọ, quấy rối, đòi nợ. Pháp luật hiện hành quy định về mức xử phạt với tin nhắn rác, cuộc gọi rác ra sao?

Vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực tiễn áp dụng qua vụ án cụ thể

Vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực tiễn áp dụng qua vụ án cụ thể

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

(PLPT) - Những năm qua, các vụ án khiếu kiện về tranh chấp đất đai, khiếu kiện về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diễn biến rất phức tạp. Vụ án sau đây là một minh chứng.

Bộ Công an đề xuất phạt nặng hành vi cầm cố, cho mượn tài khoản định danh điện tử VNeID

Bộ Công an đề xuất phạt nặng hành vi cầm cố, cho mượn tài khoản định danh điện tử VNeID

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

(PLPT) - Các hành vi như cầm cố, mượn, cho mượn tài khoản định danh điện tử VNeID để thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị phạt tới 6 triệu đồng.

Đọc nhiều