Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế
Ninh Gia
Thứ ba, 12/11/2024 - 14:49
(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.
Tham gia chất vấn, đại biểu Nguyễn Duy Thanh (Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau) đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, với vai trò quản lý nhà nước, Bộ trưởng sẽ có phương án như nào để quản lý mạng xã hội?
Đại biểu Nguyễn Duy Thanh chất vấn về nội dung quản lý mạng xã hội.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, đây là vấn đề không chỉ ở Việt Nam mà mang tính toàn cầu. Bàn về một số giải pháp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đầu tiên là vấn đề hoàn thiện thể chế.
“Trước đây, chúng ta mới quy định xử lý cá nhân sử dụng mạng xã hội khi đưa thông tin sai sự thật, tin giả. Mới đây, chúng ta đã đưa vấn đề xử lý các nền tảng xã hội khi vi phạm luật pháp Việt Nam. Trước đây, chúng ta cho rằng đây là trách nhiệm của quản lý nhà nước, nhưng thật ra trách nhiệm lớn là của các nền tảng xã hội”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ.
Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, họ phải có trách nhiệm rà quét, tự động gỡ bỏ các thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc. Bên cạnh đó, chúng ta đang sống trong không gian mới là không gian số trong khoảng 10 năm trở lại đây. Vì vậy, vấn đề truyền thông để mọi người có kĩ năng số, biết sử dụng các nền tảng số, có khả năng đề kháng cho không gian số, đào tạo cho cả thế hệ tương lai (học sinh, sinh viên) là rất cần thiết.
Hiện Bộ TTTT đang tập trung vào 3 nhóm, trong đó khi người dân bị ảnh hưởng bởi thông tin sai, tin xấu độc thì có nơi để họ phản ánh, có nơi đề nghị giúp đỡ. Do đó, Bộ TTTT đã thành lập và đưa vào vận hành Trung tâm chống tin giả quốc gia và các địa phương cũng thành lập các Trung tâm như vậy.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định việc quản lý thông tin trên mạng xã hội là một thách thức chung của toàn cầu. Việt Nam đang tích cực hoàn thiện khung pháp lý để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Trước đây quy định xử lý cá nhân sử dụng mạng xã hội đưa thông tin sai sự thật, nhưng mới đây đã có nghị định xử lý các nền tảng mạng xã hội khi vi phạm luật pháp Việt Nam.
Toàn cảnh phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.
Ông nhấn mạnh trách nhiệm lớn của các nền tảng mạng xã hội trong việc tự chủ quản lý nội dung, đảm bảo thông tin chính xác và lành mạnh được lan tỏa.
"Họ có không gian riêng, có thuê bao riêng lên tới hàng trăm triệu đến hàng tỷ người dùng nên phải có trách nhiệm rà quét, phát hiện tự động gỡ bỏ thông tin xấu độc", Bộ trưởng nói.
Ông cho rằng con người đã sống trong thế giới thực hàng chục nghìn năm nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, nên không gian số mới được 10-20 năm còn mới lạ với nhiều người, việc thích nghi cần thời gian. Vì vậy, ông nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường công tác truyền thông và giáo dục để giúp người dân đề kháng trên không gian số, nâng cao kỹ năng nhận biết và phòng tránh thông tin sai lệch. Khi người dân bị ảnh hưởng bởi tin sai có thể liên hệ với Trung tâm Tin giả quốc gia và cấp địa phương để phản ánh và đề nghị giúp đỡ.
Đại biểu Trần Thị Thanh Lam - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre tranh luận cho biết, cử tri và nhân dân rất quan tâm đến nội dung trả lời của Bộ trưởng về các giải pháp khắc phục tình trạng tin xấu, tin độc hại, quảng cáo sai sự thật, quảng cáo giả trên không gian mạng vì các sản phẩm quảng cáo này đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân.
Cử tri mong muốn Bộ trưởng nêu rõ hơn để cử tri được biết đâu là giải pháp cốt yếu để giải quyết dứt điểm tình trạng trên và cũng đề nghị Bộ trưởng cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông thời gian qua đã làm hết trách nhiệm quản lý Nhà nước về công tác này chưa? Chính phủ đang trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Theo Bộ trưởng, việc sửa đổi Luật Quảng cáo có khắc phục được tình trạng hạn chế nêu trên không?
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, "Bộ đã làm hết sức". Nội dung quản lý về quảng cáo đã có nhiều tiến triển. Trước đây, cơ quan quản lý chuyển những thông tin sai sự thật yêu cầu các mạng gỡ nhưng họ thực hiện hạn chế, 10 nội dung chỉ gỡ 1-2. "Còn giờ đây, họ thực hiện nghiêm trên 90%. Đã có lệnh từ Nhà nước là các nền tảng, cả xuyên biên giới phải thực hiện. Nền tảng phải tự rà quét, hạn chế", ông nói.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết các nền tảng phải hạ các tài khoản và trang thông tin vi phạm nhiều lần. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng đây là một vấn đề phức tạp và luôn thay đổi, đòi hỏi các cơ quan quản lý phải không ngừng cập nhật và điều chỉnh các quy định pháp luật để thích ứng với tình hình mới. Việc xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh và hiệu quả cho không gian mạng là một nhiệm vụ cấp bách và đòi hỏi sự nỗ lực của cả xã hội.
Đại biểu Châu Quỳnh Giao chất vấn bộ trưởng về vấn đề các thông tin mê tín dị đoan thường xuyên xuất hiện trên mạng xã hội.
Đại biểu Châu Quỳnh Giao (Kiên Giang) cho rằng Luật an ninh mạng đã nghiêm cấm sử dụng không gian mạng để tuyên truyền mê tín dị đoan, song hiện nay tình trạng bói toán trên mạng rất nhiều gây nhiều hệ lụy. "Bộ trưởng có giải pháp căn cơ nào để xử lý dứt điểm tình trạng hoạt động mê tín dị đoan trên không gian mạng?", bà đặt câu hỏi.
Bộ trưởng cho biết Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để nhanh chóng xác minh và xử lý các hành vi mê tín dị đoan. Bên cạnh đó, Bộ đã phát triển các công cụ hiện đại để tự động phát hiện và phân loại nội dung vi phạm và làm việc với các nhà mạng xã hội để tăng cường trách nhiệm trong việc quản lý nội dung, góp phần làm trong sạch không gian mạng.
"Chúng tôi xác định xử lý mạnh tay với các vi phạm, thậm chí xử lý hình sự nếu vi phạm nhiều lần", ông Hùng khẳng định.
Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (Bến Tre) đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết về những giải pháp để chấn chỉnh tình trạng người dân đưa tin giật gân, phản cảm, sai sự thật cũng như nhiều nội dung quảng cáo trái thuần phong mỹ tục, vi phạm bản quyền gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. "Giải pháp nào để nâng cao vai trò của báo chí, giảm tình trạng tiêu cực trên, thưa Bộ trưởng", bà chất vấn.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng khi mạng xã hội ra đời đã "lấy mất nghề" của báo chí. Mạng xã hội đưa tin nhanh hơn, có hàng chục triệu "phóng viên" không mất tiền. Vì vậy, báo chí muốn giữ vững vị thế của mình thì cần làm khác mạng xã hội, quay về với giá trị cốt lõi của báo chí là tính xác thực, chính xác, khách quan, có trách nhiệm giải trình, đạo đức nghề nghiệp. Thay vì đưa tin, thì cần phân tích, đánh giá, đưa ra giải pháp, dẫn dắt, định hướng xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam, chúng ta đã làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, nhất định chúng ta sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu vĩ đại hơn nữa, lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới...
Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
(PLPT) - Chính phủ quyết nghị về các dự án Luật: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.
(PLPT) - Mục tiêu chung của Chiến lược nhằm ngăn chặn, chống lãng phí, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thuế Tiêu thu đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH, chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, chính sách thuế cần đặt trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội.
(PLPT) - Mô hình quản lý theo vùng thống nhất về hành chính, quân sự, kinh tế - xã hội kết hợp với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là một giải pháp cải cách ít phức tạp, mang lại một hệ thống quản lý Nhà nước đơn giản và hiệu quả; vừa đạt được mục tiêu tinh gọn bộ máy, tiết kiệm chi phí, vừa không gây xáo trộn lớn đến cơ cấu hành chính hiện tại cũng như ảnh hưởng đến những giá trị tinh thần khác của người dân.
Tổng Bí thư chỉ rõ việc sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra những động năng mới, tiềm năng mới, không gian mới cho phát triển; không đơn giản là “hai cộng hai bằng bốn” mà phải là “hai cộng hai lớn hơn bốn”.