Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Khánh Huyền
Thứ ba, 03/12/2024 - 10:35
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả - vừa ký văn bản 133/KH-BCĐ389 ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Theo đó, với nhu cầu tiêu dùng của người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tăng cao vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, dự báo tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại và hàng giả đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, hàng cấm, hàng xuất nhập khẩu có điều kiện sẽ có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới tinh vi, khó phát hiện trên tất cả các tuyến, lĩnh vực; nhất là tuyến biên giới đất liền phía Bắc, miền Trung, Tây Nam Bộ, vùng biển, cảng biển, cảng hàng không quốc tế và địa bàn nội địa trọng điểm trong cả nước...
Nhiệm vụ chung của Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương là xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 theo lĩnh vực, địa bàn quản lý, phụ trách.
Chủ động phương án bố trí lực lượng, thiết bị, phương tiện tuần tra, kiểm soát chặt chẽ trên các tuyến biên giới; cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không và các đường mòn, lối mở, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới để ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá vào nội địa;
Chủ động nắm chắc diễn biến tình hình; nhận diện phương thức, thủ đoạn mới về hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, gian lận thương mại và hàng giả; xác định tuyến, địa bàn, đối tượng, mặt hàng trọng điểm để tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp đấu tranh; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị ở trung ương và địa phương trong công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát theo lĩnh vực, địa bàn.
Tập trung kiểm soát chặt chẽ các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, đại lý, sàn thương mại điện tử (đặc biệt là sàn giao dịch giá rẻ xuyên biên giới), các trang mạng xã hội (facebook, zalo, tiktok...) mua, bán trực tuyến, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng hoạt động kinh doanh để mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ...
Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương thành lập các Đoàn, Tổ công tác liên ngành tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các lực lượng chức năng, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai các biện pháp đấu tranh hiệu quả với các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý, phụ trách.
Triển khai áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ trong kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan tại khu vực cửa khẩu đường bộ, cảng sông, cảng biển, cảng hàng không quốc tế, bưu điện, chuyển phát nhanh quốc tế, đường sắt liên vận quốc tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới… thuộc địa bàn hoạt động hải quan; tăng cường lực lượng, thiết bị kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, hành lý của hành khách và phương tiện xuất nhập cảnh;
Xây dựng và triển khai các phương án cụ thể nhằm đấu tranh, ngăn chặn, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, chuyển giá, trốn thuế, rửa tiền... Chỉ đạo lực lượng Thuế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của tổ chức, cá nhân nộp thuế; chống gian lận thương mại về thuế, trốn thuế đối với các lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro; quản lý chặt chẽ hoạt động sử dụng hoá đơn…
Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tập trung tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về đầu cơ găm hàng, niêm yết giá, thương mại điện tử, kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng,...
Chú trọng các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán như hàng điện tử, điện lạnh, vàng, quần áo, giầy dép, bánh kẹo, đường cát, hoa quả, thuốc lá điếu, thuốc lá thế hệ mới, rượu, bia, nước giải khát, gia súc, gia cầm, các mặt hàng thực phẩm tươi sống…
Ban Chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình địa bàn, hoạt động của đối tượng, kết hợp tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các cửa khẩu, cảng biển, đường mòn lối mở, khu vực biên giới, vùng biển, đường sông…
Lực lượng Cảnh sát biển xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án tăng cường lực lượng, phương tiện tuần tra, kiểm soát, nắm tình hình, kiểm tra, phát hiện, bắt giữ, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trên các vùng biển, tập trung vào các mặt hàng trọng điểm như vũ khí, vật liệu nổ, ma tuý, pháo, xăng dầu, thuốc lá điếu, than, khoáng sản, hàng hoá thiết yếu trên các tuyến, địa bàn trọng điểm.
Ban Chỉ đạo 138 Bộ Công an chỉ đạo lực lượng Công an toàn quốc phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tăng cường công tác nắm tình hình, triển khai các biện pháp nghiệp vụ kịp thời phát hiện, đấu tranh có hiệu quả đối với các đối tượng, đường dây, ổ nhóm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại và hàng giả, tập trung tại các tuyến biên giới đất liền phía Bắc, miền Trung, Tây Nam bộ và tại thị trường nội địa các đô thị lớn...
Ban Chỉ đạo 389 các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải chỉ đạo lực lượng thanh tra chuyên ngành xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, kiểm soát, phát hiện hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển sách lậu, văn hóa phẩm độc hại; phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, kiểm dịch, kiểm tra các sản phẩm hàng hóa phục vụ dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Ban Chỉ đạo 389 các địa phương chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng, chính quyền địa phương các cấp nắm chắc tình hình địa bàn quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, không để phát sinh các kho, bãi, điểm trung chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hoạt động lợi dụng môi trường thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả...
Mục tiêu chung của các hoạt động này là đảm bảo thị trường hàng hóa trong nước ổn định, an toàn, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Đồng thời, các hoạt động này cũng góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia.
(PLPT) - Công an TP Hà Nội đã bắt giữ nhóm đối tượng liên quan vụ "thổi giá" đất lên đến 30 tỷ đồng/m2 tại Sóc Sơn nhằm thao túng kết quả đấu giá quyền sử dụng đất. Các đối tượng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để trục lợi, gây thất thoát và làm rối loạn thị trường bất động sản.
(PLPT) - Môi giới hôn nhân là hành vi giới thiệu, tư vấn hôn nhân giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài. Mọi cá nhân hoặc tổ chức không được cấp phép mà hoạt động trong lĩnh vực này đều vi phạm pháp luật, được xem là môi giới hôn nhân với người nước ngoài trái phép. Vậy, hành vi môi giới hôn nhân với người nước ngoài trái pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào?
(PLPT) - Một người phụ nữ ở Hà Nội bị kẻ giả mạo lừa cài đặt phần mềm để bổ sung thông tin, sau đó phát hiện tài khoản ngân hàng bị 'bay' mất 300 triệu đồng.
(PLPT) - Các đối tượng lợi dụng trào lưu mới, tạo ra các trang Facebook giả mạo mang tên "Liên đoàn Pickleball Việt Nam" nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của những người đăng ký tham gia học chơi Pickleball.
(PLPT) - Theo Thông tư số 10/2024/TT-BTNMT ngày 31/7/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ ban hành Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) theo mẫu mới. Vậy mẫu Sổ đỏ mới khác mẫu cũ như thế nào?
(PLPT) - Hành lang pháp lý dành cho chương trình tài chính vi mô còn rất thiếu hụt, gây khó khăn cho công tác thực hiện và giám sát. Để cải thiện tình hình, cần phải xây dựng một hệ thống pháp lý đồng bộ và đầy đủ hơn cho chương trình tài chính vi mô.
(PLPT) - Thông tin từ Cục An toàn thực phẩm ghi nhận khoảng 135 người có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm phải nhập viện điều trị, sau khi ăn bánh mì mua ở cửa hàng "Cô Ba" tại TP Vũng Tàu.