Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Từ ngày 01/8/2024 thực hiện kiểm kê đất đai trên cả nước

Ninh Gia Thứ sáu, 26/07/2024 - 13:38

(PLPT) - Công tác kiểm kê đất đai sẽ được thực hiện theo Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23/7/2024 do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký và quyết định thực hiện từ ngày 01/8/2024 cũng là thời điểm Luật Đất đai 2024 có hiệu lực.

Thực hiện Luật Đất đai và Chương trình điều tra thống kê quốc gia ban hành theo Quyết định số 03/2023/QĐ-TTg ngày 15/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ; để kiểm kê, đánh giá đầy đủ thực trạng nguồn lực đất đai nhằm tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai năm 2024 trên phạm vi cả nước.

Triển khai kiểm kê đất đai trên phạm vi cả nước từ ngày 01/8/2024

Thời điểm triển khai kiểm kê đất đai năm 2024 được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước từ ngày 01 tháng 8 năm 2024. Số liệu kiểm kê đất đai năm 2024 được tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.

Công tác kiểm kê sẽ được thực hiện từ ngày 01/8/2024 cho đến hết năm.

Thời hạn hoàn thành và báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2024 tại cấp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thời gian hoàn thành, giao nộp kết quả kiểm kê đất đai cấp xã, cấp huyện; Cấp tỉnh hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 năm 2025;

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoàn thành và gửi kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 03 năm 2025 để tổng hợp, báo cáo; gửi kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 6 năm 2025;

Tổng kết, công bố kết quả kiểm kê đất đai năm 2024 hoàn thành trước 30 tháng 9 năm 2025.

Kinh phí thực hiện kiểm kê đất đai năm 2024 được bố trí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định, trong đó:

Ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí đối với các nhiệm vụ do các Bộ, cơ quan Trung ương thực hiện;

Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí đối với các nhiệm vụ do các cấp tỉnh, huyện, xã thực hiện theo quy định phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành.

Kiểm kê đất đai năm 2024 nhằm lượng hóa thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất đai

Theo Quyết định, mục đích kiểm kê đất đai năm 2024 nhằm lượng hóa thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất đai của từng đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh, các vùng kinh tế - xã hội và cả nước, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các cấp và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; cung cấp chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; phục vụ nhu cầu thông tin đất đai cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo, các nhu cầu khác của Nhà nước, của xã hội, làm cơ sở cho việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh và của các cấp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045;

Việc kiểm kê đất đai năm 2024 phải được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, chính xác, đúng quy định của pháp luật về đất đai; bảo đảm tính khách quan, trung thực, phản ánh đúng thực tế hiện trạng sử dụng đất.

Kiểm kê đất đai sẽ đưa ra số liệu cụ thể về thực trạng công tác quản lý, sử dụng nguồn lực quan trọng này trong thời gian qua.

Kiểm kê đất đai năm 2024 bao gồm những nội dung nào?

Nội dung kiểm kê đất đai năm 2024 của từng đơn vị hành chính các cấp, bao gồm:

Diện tích các loại đất theo quy định và đối tượng đang quản lý, sử dụng đất quy định tại Điều 6, Điều 7 của Luật Đất đai năm 2024;

Tình hình quản lý, sử dụng đất sân gôn; cảng hàng không, sân bay; khu vực sạt lở, bồi đắp; đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường và các chuyên đề khác.

Việc kiểm kê đất đai năm 2024 phải đánh giá được thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất; tình hình biến động đất đai trong 5 năm qua của từng địa phương và cả nước; nhất là việc quản lý, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc chấp hành pháp luật đất đai của các tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất; làm rõ nguyên nhân hạn chế, tồn tại; đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý, sử dụng đất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Thường trực làm việc với TP. Hà Nội về giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài

Phó Thủ tướng Thường trực làm việc với TP. Hà Nội về giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  14 giờ trước

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với lãnh đạo TP. Hà Nội về giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài tại Hà Nội.

Chống gian lận thương mại, hàng giả, kém chất lượng: Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp

Chống gian lận thương mại, hàng giả, kém chất lượng: Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  14 giờ trước

(PLPT) - Nhiều doanh nghiệp mù mờ về Luật thậm chí còn không nắm rõ các kiến thức cơ bản trong các điều Luật, thông tư, hướng dẫn quy định về hành vi sản xuất, buôn bán, gian lận thương mại, quản lý mỹ phẩm. Điều này khiến cho quá trình vận hành doanh nghiệp dễ vướng vào vòng lao lý.

Ngân hàng Nhà nước công bố kết luận thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Ngân hàng Nhà nước công bố kết luận thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức công bố Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng tại các doanh nghiệp và ngân hàng.

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Giải quyết xong các yêu cầu, khó khăn của doanh nghiệp trong vòng 2 tuần

Giải quyết xong các yêu cầu, khó khăn của doanh nghiệp trong vòng 2 tuần

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Kết luận tọa đàm với các doanh nghiệp về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát 6 nội dung lớn trong tâm huyết, ý kiến của các đại biểu; chia sẻ 6 mong muốn, tin tưởng, kỳ vọng với các doanh nghiệp, doanh nhân; và nêu rõ 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp mà Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục tập trung thực hiện trong thời gian tới. Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu phải giải quyết xong các yêu cầu, đề xuất, các khó khăn của doanh nghiệp trong vòng 2 tuần, "được hay không được thì phải nói, giải quyết đến đâu thông báo đến đấy".

Thủ tướng chỉ đạo tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng

Thủ tướng chỉ đạo tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 78/CĐ-TTg ngày 29/5/2025 về tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng.

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì quyết định tiếp nhận, từ chối yêu cầu tương trợ tư pháp trên nguyên tắc “có đi có lại”

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì quyết định tiếp nhận, từ chối yêu cầu tương trợ tư pháp trên nguyên tắc “có đi có lại”

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Sáng 26/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Ngày 29/5, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 56 dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.