Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Mất gần 400 triệu đồng khi đăng ký khóa học Pickleball cho con: Cảnh giác lừa đảo từ các khóa học trên mạng xã hội

Yến Nhi Thứ ba, 03/12/2024 - 10:30
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Các đối tượng lợi dụng trào lưu mới, tạo ra các trang Facebook giả mạo mang tên "Liên đoàn Pickleball Việt Nam" nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của những người đăng ký tham gia học chơi Pickleball.

Đăng ký khóa học Pickleball cho con, người phụ nữ bị lừa 400 triệu đồng.

Người phụ nữ bị lừa hàng trăm triệu khi đăng ký học Pickleball trên mạng xã hội cho con

Vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Cầu Giấy đã ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức đăng ký học Pickleball trên mạng xã hội.

Theo đó, chị H (trú tại Hà Nội) có nhu cầu đăng ký cho con học Pickleball. Chị tìm hiểu trên mạng và liên hệ tài khoản Facebook "Liên đoàn Pickleball Việt Nam". Qua trao đổi, đối tượng trên yêu cầu chị tải ứng dụng Telegram và được các "chuyên viên" hướng dẫn tham gia làm một số nhiệm vụ xác nhận đồ dùng thể thao để được giảm giá khóa học nên chị H đồng ý tham gia.

Do tin tưởng nên chị H đã chuyển gần 400 triệu đồng vào tài khoản do các đối tượng cung cấp. Chị H muốn rút số tiền trên nhưng các đối tượng thông báo về việc chị thực hiện sai cú pháp và yêu cầu chuyển tiền thêm để rút được tiền. Phát hiện mình bị lừa, chị H đã đến cơ quan Công an trình báo.

Để phòng ngừa lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác khi đăng ký tham gia các lớp học Pickleball được quảng cáo trên mạng xã hội Facebook và tuyên truyền với người thân, gia đình, bạn bè về thủ đoạn trên.

Người dân nếu có đăng ký nhu cầu học chơi Pickleball thì nên đến trực tiếp các trung tâm, cơ sở dạy để tìm hiểu kĩ về bộ môn mình tham gia.

Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần liên hệ ngay với cơ quan Công an để kịp thời giải quyết theo quy định.

Giả mạo Bộ Giáo dục - Đào tạo kêu gọi tham dự giải đua xe cho trẻ em

Vào hồi đầu tháng 11, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin cảnh báo về việc giả mạo văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến một giải đạp xe.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, những ngày gần đây trên một số trang mạng xã hội xuất hiện văn bản được cho là của Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo về việc tổ chức Giải Đạp xe "Ride To Insprise" nhằm huy động trẻ em độ tuổi 6-15 tuổi trên toàn quốc tham gia giải.

Các trang mạng xã hội còn đưa ra những thông tin như tham gia giải đạp xe, 5 bé có thành tích chinh phục thời gian ngắn nhất của mỗi tỉnh sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh để bổ sung vào hồ sơ học tập. Trẻ tham gia giải được các quyền lợi như: Tăng chiều cao, rèn luyện tính tự tin và hoạt bát; tăng cường hệ thống miễn dịch; có thêm nhiều kiến thức mới; chủ động vượt qua khó khăn,...

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định đây là văn bản giả mạo, đề nghị phụ huynh, người dân cảnh giác. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải Đạp xe "Ride To Insprise" như nhiều trang mạng xã hội lan truyền.

Việc thông tin cảnh báo nhằm giúp học sinh, sinh viên, gia đình người học cũng như người dân được biết, nâng cao cảnh giác, tránh lầm tưởng đây là giải do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.

Mất gần 1 tỷ đồng khi đăng ký cho con tham gia giải chạy

Theo Công an TP Hà Nội, những năm gần đây, các giải chạy Marathon đã trở thành ngày hội thể thao dành cho các gia đình. Từ đó, nhiều phụ huynh mong muốn trẻ em có một sân chơi lành mạnh, bổ ích để phát triển thể chất và tinh thần nên đăng ký giải chạy để giúp con trẻ rèn luyện. Lợi dụng tâm lý đó, một số đối tượng đã sử dụng mạng xã hội giả mạo các giải chạy rồi, dẫn dụ phụ huynh đăng ký rồi tìm cách lừa đảo chiếm

Vào hồi đầu tháng 10, chị T. (trú tại Hà Nội) có truy cập quảng cáo trên trang Facebook "KIDS RUN - Marathon" về giải chạy cho các bạn nhỏ từ 4 - 15 tuổi và gia đình. Trang Facebook này thường xuyên đăng tải bài viết về cơ cấu giải thưởng cuộc thi như: Toàn bộ chi phí quà tặng cho vận động viên xuất sắc sẽ được sử dụng để thêm vào chi phí cho chuyến đi từ thiện sau khi giải chạy kết thúc, là giải chạy vì đồng bào, chạy vì rừng xanh…

Thấy đây là sân chơi hay, bổ ích cho con, chị T. đã nhắn tin đăng ký tham gia và được "Ban tổ chức" yêu cầu tham gia hoạt động khảo sát cho phụ huynh thì sẽ được tham gia xét duyệt chính thức vào nhóm hoạt động chung của phụ huynh để giao lưu, trao đổi. Khi vào nhóm, chị được một "phụ huynh" nhờ thực hiện nhiệm vụ để giúp các nhà tài trợ giải chạy đẩy lượt bán sản phẩm.

Sau 2 lần chuyển khoản với số tiền nhỏ 850 nghìn đồng và 3 triệu đồng, chị nhận lại được đủ số tiền. Khi số tiền tăng lên thì chị T. không nhận lại được và được các “phụ huynh rởm” trong nhóm nhắn tin hỏi và trao đổi “cũng không nhận lại được tiền nhưng sau khi thực hiện thêm nhiệm vụ, được nhận lại đủ số tiền của cả hai lần”.

Nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, chị T. yêu cầu các phụ huynh kia gửi ảnh căn cước. Do thấy ảnh căn cước đáng tin cậy, chị tiếp tục chuyển 7 lần với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng. Lúc này, chị không rút được tiền nên mới biết mình bị lừa và đến cơ quan Công an trình báo sự việc.

Bị lừa 1 tỷ đồng vì đăng ký 'trại hè' qua mạng xã hội

Một vụ việc tương tự, vào hồi tháng 5, chị M. (trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) lên mạng xã hội Facebook để tìm cho con khóa học hè. Chị thấy xuất hiện nhiều fanpage với các nội dung quảng cáo tham gia "Học kỳ trong Quân Đội 2024". Các tài khoản này giới thiệu có kết nối các đơn vị Quân đội trên toàn quốc.

Nội dung quảng cáo nêu rõ, học viên tham gia được trải nghiệm môi trường đào tạo của lực lượng vũ trang; được hỗ trợ ăn uống, đồng phục và chứng nhận của các đơn vị Quân đội. Ở mục thông tin giới thiệu có thông tin địa điểm là trụ sở làm việc của các đơn vị Quân đội; đăng tải các hình ảnh, bài viết từ các trang chính thống của lực lượng Quân đội.

Đặc biệt, trên các fanpage này còn sử dụng hình ảnh hoạt động của lực lượng Quân đội để đăng tải trong các bài viết quảng cáo. Khi thấy chị M. có nhu cầu, đối tượng dẫn dụ nạn nhân cho số điện thoại và chuyển sang nhắn tin Zalo, Telegram.

Để tránh sự nghi ngờ của nạn nhân khi các thủ đoạn này đã được Công an TP Hà Nội và các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền nhiều, các đối tượng chuyển từ yêu cầu "thực hiện nhiệm vụ" sang yêu cầu "khảo sát”". Chị M. được yêu cầu thực hiện các “khảo sát” để đạt điểm tín nhiệm cao.

Tham gia "khảo sát 1" với số tiền hơn 3 triệu đồng, "khảo sát 2" với số tiền hơn 10 triệu đồng, chị M. đều được hoàn lại tiền và được trả phí khảo sát nhỏ. Khi tham gia "khảo sát 3" với số tiền 35 triệu đồng, chị M. không nhận lại được tiền.

Đến lúc này, các đối tượng lấy các lý do khác nhau để yêu cầu chị chuyển thêm tiền để lấy lại số tiền chưa được hoàn. Chỉ trong vòng 5 tiếng, chị M. đã thực hiện nhiều giao dịch chuyển tiền và bị các đối tượng chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng.

Từ thực tế trên, để phòng tránh lừa đảo, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an TP Hà Nội) đề nghị người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn trên.

Khi muốn đăng ký cho con học những khóa trải nghiệm, kỹ năng, phụ huynh nên liên hệ hoặc gọi điện thoại đến các trường, đơn vị để hỏi, xác minh rõ ràng.

Việc đăng ký nên thực hiện trực tiếp thay vì trực tuyến, chuyển khoản. Tuyệt đối không làm theo hướng dẫn chuyển tiền cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào và bất kỳ lý do gì nếu chưa xác định chính xác danh tính người nhận tiền.

Trong trường hợp bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

 Bắt giữ nhóm đối tượng 'thổi giá' đất đấu giá lên 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội: Hành vi đấu giá đất rồi 'bỏ cọc' có thể bị xử lý ra sao?

Bắt giữ nhóm đối tượng 'thổi giá' đất đấu giá lên 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội: Hành vi đấu giá đất rồi "bỏ cọc" có thể bị xử lý ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  31 phút trước

(PLPT) - Công an TP Hà Nội đã bắt giữ nhóm đối tượng liên quan vụ "thổi giá" đất lên đến 30 tỷ đồng/m2 tại Sóc Sơn nhằm thao túng kết quả đấu giá quyền sử dụng đất. Các đối tượng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để trục lợi, gây thất thoát và làm rối loạn thị trường bất động sản.

Môi giới hôn nhân với người nước ngoài trái pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào?

Môi giới hôn nhân với người nước ngoài trái pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  59 phút trước

(PLPT) - Môi giới hôn nhân là hành vi giới thiệu, tư vấn hôn nhân giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài. Mọi cá nhân hoặc tổ chức không được cấp phép mà hoạt động trong lĩnh vực này đều vi phạm pháp luật, được xem là môi giới hôn nhân với người nước ngoài trái phép. Vậy, hành vi môi giới hôn nhân với người nước ngoài trái pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào?

Mất gần 300 triệu khi cập nhật dữ liệu cư dân cho con: Tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản' được pháp luật quy định ra sao?

Mất gần 300 triệu khi cập nhật dữ liệu cư dân cho con: Tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản' được pháp luật quy định ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Một người phụ nữ ở Hà Nội bị kẻ giả mạo lừa cài đặt phần mềm để bổ sung thông tin, sau đó phát hiện tài khoản ngân hàng bị 'bay' mất 300 triệu đồng.

Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả - vừa ký văn bản 133/KH-BCĐ389 ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Mẫu Sổ đỏ mới từ ngày 01/01/2025 khác mẫu cũ ra sao?

Mẫu Sổ đỏ mới từ ngày 01/01/2025 khác mẫu cũ ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Theo Thông tư số 10/2024/TT-BTNMT ngày 31/7/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ ban hành Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) theo mẫu mới. Vậy mẫu Sổ đỏ mới khác mẫu cũ như thế nào?

Xây dựng khung pháp lý nhằm phát triển thị trường tài chính vi mô giúp đỡ người nghèo và các doanh nghiệp siêu nhỏ

Xây dựng khung pháp lý nhằm phát triển thị trường tài chính vi mô giúp đỡ người nghèo và các doanh nghiệp siêu nhỏ

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Hành lang pháp lý dành cho chương trình tài chính vi mô còn rất thiếu hụt, gây khó khăn cho công tác thực hiện và giám sát. Để cải thiện tình hình, cần phải xây dựng một hệ thống pháp lý đồng bộ và đầy đủ hơn cho chương trình tài chính vi mô.

Hơn 100 người ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu: Vi phạm về an toàn thực phẩm bị xử lý như thế nào?

Hơn 100 người ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu: Vi phạm về an toàn thực phẩm bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  5 ngày trước

(PLPT) - Thông tin từ Cục An toàn thực phẩm ghi nhận khoảng 135 người có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm phải nhập viện điều trị, sau khi ăn bánh mì mua ở cửa hàng "Cô Ba" tại TP Vũng Tàu.

Triệt xóa đường dây buôn bán hàng tấn pháo lậu liên tỉnh: Buôn bán, vận chuyển pháo lậu bị xử lý như thế nào?

Triệt xóa đường dây buôn bán hàng tấn pháo lậu liên tỉnh: Buôn bán, vận chuyển pháo lậu bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

(PLPT) - Công an huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) vừa triệt phá đường dây mua bán pháo nổ lớn liên tỉnh, bắt giữ 3 đối tượng và thu giữ hàng tấn pháo lậu.

Đọc nhiều