Giả mạo văn bản Bộ GD-ĐT tổ chức Giải Đạp xe: Nâng cao cảnh giác khi đăng ký các cuộc thi trên mạng xã hội
Yến Nhi
Thứ ba, 05/11/2024 - 08:34
(PLPT) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phát đi cảnh báo về thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội thông báo tổ chức Giải Đạp xe "Ride To Insprise" nhằm huy động trẻ em trên toàn quốc tham gia. Người dân cần nâng cao cảnh giác khi đăng ký các cuộc thi cho trẻ em trên mạng xã hội để tránh bị 'sập bẫy'.
Giả mạo Bộ GD-ĐT kêu gọi tham dự giải đua xe cho trẻ em.
Giả mạo Bộ GD-ĐT kêu gọi tham dự giải đua xe cho trẻ em
Ngày 4/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin cảnh báo về việc giả mạo văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến một giải đạp xe.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, những ngày gần đây trên một số trang mạng xã hội xuất hiện văn bản được cho là của Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo về việc tổ chức Giải Đạp xe "Ride To Insprise" nhằm huy động trẻ em độ tuổi 6-15 tuổi trên toàn quốc tham gia giải.
Các trang mạng xã hội còn đưa ra những thông tin như tham gia giải đạp xe, 5 bé có thành tích chinh phục thời gian ngắn nhất của mỗi tỉnh sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh để bổ sung vào hồ sơ học tập. Trẻ tham gia giải được các quyền lợi như: Tăng chiều cao, rèn luyện tính tự tin và hoạt bát; tăng cường hệ thống miễn dịch; có thêm nhiều kiến thức mới; chủ động vượt qua khó khăn,...
Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định đây là văn bản giả mạo, đề nghị phụ huynh, người dân cảnh giác. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải Đạp xe "Ride To Insprise" như nhiều trang mạng xã hội lan truyền.
Việc thông tin cảnh báo nhằm giúp học sinh, sinh viên, gia đình người học cũng như người dân được biết, nâng cao cảnh giác, tránh lầm tưởng đây là giải do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.
Mất gần 1 tỷ đồng khi đăng ký cho con tham gia Giải chạy
Theo Công an TP Hà Nội, những năm gần đây, các giải chạy Marathon đã trở thành ngày hội thể thao dành cho các gia đình. Từ đó, nhiều phụ huynh mong muốn trẻ em có một sân chơi lành mạnh, bổ ích để phát triển thể chất và tinh thần nên đăng ký giải chạy để giúp con trẻ rèn luyện. Lợi dụng tâm lý đó, một số đối tượng đã sử dụng mạng xã hội giả mạo các giải chạy rồi, dẫn dụ phụ huynh đăng ký rồi tìm cách lừa đảo chiếm
Vào hồi đầu tháng 10, chị T. (trú tại Hà Nội) có truy cập quảng cáo trên trang Facebook "KIDS RUN - Marathon" về giải chạy cho các bạn nhỏ từ 4 - 15 tuổi và gia đình. Trang Facebook này thường xuyên đăng tải bài viết về cơ cấu giải thưởng cuộc thi như: Toàn bộ chi phí quà tặng cho vận động viên xuất sắc sẽ được sử dụng để thêm vào chi phí cho chuyến đi từ thiện sau khi giải chạy kết thúc, là giải chạy vì đồng bào, chạy vì rừng xanh…
Thấy đây là sân chơi hay, bổ ích cho con, chị T. đã nhắn tin đăng ký tham gia và được "Ban tổ chức" yêu cầu tham gia hoạt động khảo sát cho phụ huynh thì sẽ được tham gia xét duyệt chính thức vào nhóm hoạt động chung của phụ huynh để giao lưu, trao đổi. Khi vào nhóm, chị được một "phụ huynh" nhờ thực hiện nhiệm vụ để giúp các nhà tài trợ giải chạy đẩy lượt bán sản phẩm.
Sau 2 lần chuyển khoản với số tiền nhỏ 850 nghìn đồng và 3 triệu đồng, chị nhận lại được đủ số tiền. Khi số tiền tăng lên thì chị T. không nhận lại được và được các “phụ huynh rởm” trong nhóm nhắn tin hỏi và trao đổi “cũng không nhận lại được tiền nhưng sau khi thực hiện thêm nhiệm vụ, được nhận lại đủ số tiền của cả hai lần”.
Nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, chị T. yêu cầu các phụ huynh kia gửi ảnh căn cước. Do thấy ảnh căn cước đáng tin cậy, chị tiếp tục chuyển 7 lần với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng. Lúc này, chị không rút được tiền nên mới biết mình bị lừa và đến cơ quan Công an trình báo sự việc.
Bị lừa 1 tỷ đồng vì đăng ký 'trại hè' qua mạng xã hội
Một vụ việc tương tự, vào hồi tháng 5, chị M. (trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) lên mạng xã hội Facebook để tìm cho con khóa học hè. Chị thấy xuất hiện nhiều fanpage với các nội dung quảng cáo tham gia "Học kỳ trong Quân Đội 2024". Các tài khoản này giới thiệu có kết nối các đơn vị Quân đội trên toàn quốc.
Nội dung quảng cáo nêu rõ, học viên tham gia được trải nghiệm môi trường đào tạo của lực lượng vũ trang; được hỗ trợ ăn uống, đồng phục và chứng nhận của các đơn vị Quân đội. Ở mục thông tin giới thiệu có thông tin địa điểm là trụ sở làm việc của các đơn vị Quân đội; đăng tải các hình ảnh, bài viết từ các trang chính thống của lực lượng Quân đội.
Đặc biệt, trên các fanpage này còn sử dụng hình ảnh hoạt động của lực lượng Quân đội để đăng tải trong các bài viết quảng cáo. Khi thấy chị M. có nhu cầu, đối tượng dẫn dụ nạn nhân cho số điện thoại và chuyển sang nhắn tin Zalo, Telegram.
Để tránh sự nghi ngờ của nạn nhân khi các thủ đoạn này đã được Công an TP Hà Nội và các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền nhiều, các đối tượng chuyển từ yêu cầu "thực hiện nhiệm vụ" sang yêu cầu "khảo sát”". Chị M. được yêu cầu thực hiện các “khảo sát” để đạt điểm tín nhiệm cao.
Tham gia "khảo sát 1" với số tiền hơn 3 triệu đồng, "khảo sát 2" với số tiền hơn 10 triệu đồng, chị M. đều được hoàn lại tiền và được trả phí khảo sát nhỏ. Khi tham gia "khảo sát 3" với số tiền 35 triệu đồng, chị M. không nhận lại được tiền.
Đến lúc này, các đối tượng lấy các lý do khác nhau để yêu cầu chị chuyển thêm tiền để lấy lại số tiền chưa được hoàn. Chỉ trong vòng 5 tiếng, chị M. đã thực hiện nhiều giao dịch chuyển tiền và bị các đối tượng chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng.
Từ thực tế trên, để phòng tránh lừa đảo, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an TP Hà Nội) đề nghị người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn trên.
Khi muốn đăng ký cho con học những khóa trải nghiệm, kỹ năng, phụ huynh nên liên hệ hoặc gọi điện thoại đến các trường, đơn vị để hỏi, xác minh rõ ràng.
Việc đăng ký nên thực hiện trực tiếp thay vì trực tuyến, chuyển khoản. Tuyệt đối không làm theo hướng dẫn chuyển tiền cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào và bất kỳ lý do gì nếu chưa xác định chính xác danh tính người nhận tiền.
Trong trường hợp bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng, nhất là việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, việc các nước tăng cường nâng cao ý thức, phối hợp chặt chẽ để góp phần giải quyết tình trạng này có ý nghĩa hết sức quan trọng.
(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?
(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?
(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.
(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.
(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?