Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Sử dụng AI 'giả làm Google' để lừa đảo: Cảnh giác thủ đoạn mạo danh để đánh cắp thông tin người dùng

Yến Nhi Thứ sáu, 18/10/2024 - 20:04

(PLPT) - Thời gian qua, nhiều nước trên thế giới xuất hiện hình thức lừa đảo sử dụng AI nhằm đánh cắp thông tin của người dùng. Cục An toàn thông tin đã phát đi cảnh báo người dân trên cả nước cần nâng cao cảnh giác để bảo vệ thông tin cá nhân.

Ảnh minh họa.

Chiêu trò dùng AI để đánh cắp thông tin người dùng

Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho hay, một chiến dịch lừa đảo tinh vi, lợi dụng AI và công nghệ mạo danh để đánh cắp thông tin đăng nhập gmail của người dùng, đang diễn ra trên thế giới.

Hình thức lừa đảo mới gồm cả việc giả mạo email và số điện thoại của Google, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo - AI để tạo ra các thông điệp và cuộc gọi giống thật nhằm đánh lừa người dùng cung cấp thông tin nhạy cảm.

Theo đó, kẻ tấn công gửi email giả mạo từ Google, yêu cầu người dùng thực hiện quy trình khôi phục tài khoản. Email chứa một liên kết đến một trang web giả có giao diện giống hệt trang đăng nhập Gmail, được thiết kế để đánh cắp thông tin đăng nhập.

Sau khi nhận email lừa đảo, khoảng 40 phút sau, nạn nhân sẽ nhận được cuộc gọi từ số điện thoại dường như là của Google.

Một trường hợp trong thực tế , sau một tuần, nạn nhân lại nhận được email và cuộc gọi tương tự. Người gọi tự nhận là nhân viên hỗ trợ Google và thông báo về hoạt động bất thường trong tài khoản Gmail của nạn nhân. Kẻ lừa đảo đã sử dụng giọng nói AI trong cuộc gọi để tăng thêm tính thuyết phục.

Trong cuộc gọi, giọng AI phát âm chính xác, tạo cảm giác như là nhân viên thật. Kẻ tấn công sử dụng phần mềm giả mạo số điện thoại để khiến cuộc gọi trông như đến từ Google, nhằm làm cho nạn nhân mất cảnh giác.

Email xác nhận mà kẻ tấn công gửi đến nạn nhân trông rất giống với email thật từ Google. Tuy nhiên, khi kiểm tra kỹ địa chỉ email, nạn nhân có thể phát hiện ra sự bất thường ở tên miền, từ đó nhận ra cuộc tấn công.

Kẻ tấn công có thể đánh cắp thông tin đăng nhập Gmail của nạn nhân và sử dụng thông tin này để truy cập vào các dữ liệu cá nhân, hoặc thực hiện các cuộc tấn công khác. Điều này gây nguy cơ lớn cho người dùng Gmail trên toàn cầu, đặc biệt là những người không cảnh giác.

Nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của đơn vị, VNCERT/CC khuyến nghị người dùng và quản trị viên nên luôn kiểm tra kỹ địa chỉ email của người gửi.

Đồng thời, cần cảnh giác với những cuộc gọi bất ngờ từ số điện thoại dường như là của Google. Nếu nghi ngờ, không nên cung cấp thông tin nhạy cảm qua điện thoại hoặc email.

Mua bán dữ liệu cá nhân của hơn 60.000 người dân trên cả nước

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Tuyên Quang vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với N.N. về tội "Sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông" và "Đánh bạc".

Trước đó, qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Tuyên Quang phát hiện hình ảnh căn cước công dân/chứng minh nhân dân, hộ chiếu, bằng lái xe… của nhiều người dân trên địa bàn tỉnh được rao bán trên mạng internet để sử dụng vào mục đích trái pháp luật.

Các đối tượng sử dụng tài khoản Facebook, Telegram ảo để nhắn tin, liên lạc với người mua; dùng tiền ảo để giao dịch với nhau gây rất nhiều khó khăn cho công tác xác minh, truy vết.

Qua xác minh, cảnh sát xác định N.N. là người tàng trữ, mua bán các dữ liệu cá nhân, theo đó đã phối hợp với các đơn vị chức năng bắt giữ, thu giữ các phương tiện, thiết bị và dữ liệu có liên quan.

Bước đầu xác định, người này đã mua bán hơn 800.000 dữ liệu cá nhân của hơn 60.000 người dân tại Tuyên Quang và các tỉnh, thành trong cả nước.

Sau một thời gian dài nắm tình hình, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát hình sự xác định N.N. là đối tượng tàng trữ, mua bán các dữ liệu cá nhân trên; khẩn trương phối hợp với các đơn vị chức năng bắt giữ đối tượng, thu giữ toàn bộ các phương tiện, thiết bị và dữ liệu có liên quan.

Công an tỉnh Tuyên Quang khuyến cáo người dân cần quản lý chặt chẽ dữ liệu cá nhân của bản thân, không cho mượn, thuê, mua bán giấy tờ cá nhân; không đăng tải hình ảnh CCCD, giấy phép lái xe, hộ chiếu… lên mạng xã hội.

Cảnh báo người dân bảo vệ thông tin dữ liệu cá nhân trên không gian mạng

Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, việc truy cập và sử dụng Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, cùng với những tiện ích mà mạng Internet mang lại, nguy cơ mất an toàn thông tin dữ liệu cá nhân cũng ngày càng gia tăng.

Đặc biệt, các hành vi tội phạm lừa đảo và tống tiền trên không gian mạng đang trở nên tinh vi và phức tạp hơn bao giờ hết. Vì vậy, việc bảo vệ thông tin cá nhân và phòng chống tội phạm mạng là vô cùng quan trọng.

Tội phạm mạng có thể thực hiện các hành vi lừa đảo, tống tiền bằng nhiều cách thức khác nhau. Chúng có thể sử dụng các kỹ thuật tấn công như phishing (giả mạo để lấy cắp thông tin), malware (phần mềm độc hại), ransomware (mã hóa dữ liệu để đòi tiền chuộc), và nhiều phương thức khác để xâm nhập vào hệ thống máy tính, đánh cắp hoặc làm hỏng dữ liệu của người dùng.

Phishing là một trong những phương thức phổ biến nhất. Tội phạm mạng thường gửi các email giả mạo, tin nhắn hoặc thiết lập các trang web lừa đảo để lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân như mật khẩu, số thẻ tín dụng, hoặc thông tin đăng nhập. Khi nạn nhân không cảnh giác và cung cấp thông tin, tội phạm mạng sẽ sử dụng chúng để thực hiện các hành vi gian lận.

Ransomware là một loại phần mềm độc hại đặc biệt nguy hiểm. Khi xâm nhập vào hệ thống của nạn nhân, nó sẽ mã hóa toàn bộ dữ liệu và đòi tiền chuộc để cung cấp chìa khóa giải mã. Nếu nạn nhân không trả tiền chuộc, dữ liệu của họ có thể bị xóa vĩnh viễn hoặc bị rò rỉ.

Để khắc phục tình trạng trên, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân:

1. Sử dụng mật khẩu mạnh: Mật khẩu cần phải đủ dài, bao gồm cả chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt. Tránh sử dụng các mật khẩu dễ đoán như ngày sinh, tên, hay các chuỗi ký tự đơn giản.

2. Cập nhật phần mềm thường xuyên: Các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm là mục tiêu tấn công của tội phạm mạng. Việc cập nhật phần mềm thường xuyên giúp vá các lỗ hổng bảo mật, giảm nguy cơ bị tấn công.

3. Sử dụng xác thực hai yếu tố (2FA): 2FA là một lớp bảo mật bổ sung ngoài mật khẩu. Ngay cả khi mật khẩu bị đánh cắp, tội phạm mạng vẫn cần thêm một mã xác thực nữa để truy cập vào tài khoản.

4. Cảnh giác với các email và tin nhắn lạ: Không mở các liên kết hoặc tệp đính kèm từ các email, tin nhắn không rõ nguồn gốc. Kiểm tra kỹ địa chỉ email và nội dung tin nhắn trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào.

5. Sử dụng phần mềm diệt virus và tường lửa: Các phần mềm này giúp bảo vệ máy tính khỏi các phần mềm độc hại và các cuộc tấn công từ bên ngoài.

6. Bảo mật thông tin cá nhân trên mạng xã hội: Hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân trên các mạng xã hội. Kiểm tra và điều chỉnh các thiết lập bảo mật để kiểm soát ai có thể xem thông tin của bạn.

Ngoài ra, không chỉ người dùng cá nhân, các tổ chức và cơ quan chức năng cũng cần thực hiện các biện pháp bảo vệ thông tin dữ liệu và phòng chống tội phạm mạng.

Các tổ chức cần thực hiện các chính sách bảo mật nghiêm ngặt, đào tạo nhân viên về an toàn thông tin và liên tục giám sát hệ thống để phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công kịp thời.

Vì vậy, việc nâng cao nhận thức và thực hiện các biện pháp bảo mật sẽ giúp chúng ta giảm thiểu nguy cơ bị tấn công, bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân, góp phần xây dựng một xã hội số an toàn và bền vững.

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  12 giờ trước

(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm vấn đề.

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng, nhất là việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, việc các nước tăng cường nâng cao ý thức, phối hợp chặt chẽ để góp phần giải quyết tình trạng này có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?