Cấp 4.200 chứng chỉ tiếng Anh giả mạo Cambridge International: Nhận diện các hình thức lừa đảo phổ biến hiện nay
Yến Nhi
Thứ ba, 15/10/2024 - 19:05
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Các đối tượng quảng bá một tổ chức chuyên đào tạo cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, nhằm thu hút những người có nhu cầu đăng ký và từ đó chiếm đoạt tiền.
Giả mạo tổ chức nước ngoài để tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh
Theo Bộ Công an, vừa qua, Bộ Nội vụ có Công văn gửi các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị kiểm tra, rà soát hồ sơ cán bộ công chức, viên chức có kê khai sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ mang tên tổ chức Cambrigde International (là tổ chức không có thật).
Trường hợp phát hiện cán bộ công chức, viên chức sử dụng chứng chỉ tiếng Anh không đúng quy định của pháp luật, Bộ Nội vụ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
Đồng thời, Bộ Nội vụ cũng đề nghị các bộ, ngành địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, yêu cầu cán bộ công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý, nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa tội phạm; không tham gia các kỳ thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ của những tổ chức thành lập không đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, tháng 6/2024, Công an TP Hà Nội đã kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ đề nghị truy tố Lê Văn Vàng (sinh năm 1981; trú tại huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội), Lương Việt Anh (sinh năm 1987; trú tại quận Long Biên, TP Hà Nội) và đồng bọn về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" khi tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh giả mạo Cambridge International.
Theo điều tra, năm 2021, Lê Văn Vàng tự nghĩ ra tên tổ chức Cambridge International với mục đích ban đầu để tổ chức các khóa học bồi dưỡng tiếng Anh, nhưng do dịch COVID-19 nên không triển khai thực hiện được.
Nắm được nhu cầu của nhiều người trình độ tiếng Anh hạn chế nhưng đang cần có chứng chỉ để đảm bảo hoàn thiện hồ sơ thi tuyển đầu vào tại các cơ quan, Vàng đã đề nghị liên kết với Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục thuộc Hội Khoa học tâm lý - giáo dục Việt Nam, do Lương Việt Anh làm Viện trưởng, tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ với danh nghĩa Cambridge International.
Các đối tượng quảng bá đây là một tổ chức uy tín trên thế giới về đào tạo cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, để thu hút những người có nhu cầu cấp chứng chỉ, đăng ký và từ đó chiếm đoạt tiền.
Để thực hiện, Lê Văn Vàng tự soạn thảo ra một tài liệu tiếng Anh có tiêu đề "LETTER OF ACCEPTANCE", đề ngày 21/5/2021, được dịch ra tiếng Việt là "Thư chấp thuận" và tự ký tên là Max Mooney, đóng dấu tròn màu đỏ nội dung "CAMBRIDGE INTERNATIONAL CEFR".
Sau khi chuẩn bị xong tài liệu này, Lê Văn Vàng chuyển cho Lương Việt Anh bản dịch "Thư chấp thuận" để tổ chức quảng cáo và tổ chức thi dưới hình thức online cho các thí sinh có nhu cầu lấy chứng chỉ. Quy trình này bắt đầu từ ngày 25/9/2022 cho đến khi bị phát hiện.
Đồng thời, các đối tượng đã mua lại 2 trang web: http://cambridgetest.online; http://cbriglobal.info, thuê tên miền và thuê người xây dựng chương trình thi online trên trang web với 4 kỹ năng kiểm tra đánh giá (chấm điểm tự động) năng lực ngoại ngữ , gồm 4 kỹ năng (Nghe, nói, đọc, viết).
Riêng kỹ năng nói, thí sinh ghi âm bài kiểm tra nói và gửi vào địa chỉ thư điện tử hocvalam7979@gmail.com do Lương Việt Anh tạo lập và sử dụng để chấm điểm, tương tự như giao diện thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS, nhằm tạo sự tin tưởng của thí sinh. Sau đó, Lương Việt Anh cung cấp cho thí sinh dịch vụ tra cứu kết quả thi tại trang web http://cbriglobal.info.
Qua đấu tranh, các đối tượng khai nhận, đã tổ chức thi cho các thí sinh vào Thứ 7, Chủ nhật hằng tuần và đã cấp khoảng 4.200 chứng chỉ tiếng Anh mang tên Cambridge International với giá từ 2.300.000 đồng đến 18.000.000 đồng/chứng chỉ (tùy từng loại).
Công an TP Hà Nội đã kiến nghị Bộ Nội vụ có văn bản thông báo đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành kiểm tra, rà soát, phát hiện cán bộ, công chức, viên chức có hành vi kê khai sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ Cambridge International để xử lý theo quy định pháp luật.
Ngay sau đó, Bộ Nội vụ đã có Công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai đề nghị trên của Công an TP Hà Nội.
Cảnh báo 3 hình thức giả danh để lừa đảo phổ biến hiện nay
Mạo danh công an hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa
Theo Cục An toàn thông tin, gần đây, mạng xã hội Facebook xuất hiện một số trang giả mạo các Cục nghiệp vụ của Bộ Công an. Những trang giả mạo này đăng tải nhiều video, bài viết với nội dung cảnh báo về các phương thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đặc biệt, các đối tượng lồng ghép quảng cáo về các dịch vụ hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo với cam kết chỉ thu tiền sau khi nạn nhân đã lấy lại được số tiền đã mất. Đáng nói, các trang giả mạo còn được xác thực tích xanh, tạo dựng uy tín giả để đánh lừa người dân, đặc biệt là những người từng bị lừa đảo mong muốn lấy lại tiền.
Nhiều nạn nhân vì tin theo quảng cáo trên những tài khoản Facebook giả mạo nên đã liên hệ, tiếp tục chuyển tiền để được hỗ trợ lấy lại tiền, và tiếp tục mất thêm tiền cho các đối tượng lừa đảo.
Chính vì thế, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân không liên hệ với các trang mạng xã hội quảng cáo dịch vụ như tiếp nhận hồ sơ, hỗ trợ lấy lại tiền bị treo, hay thu hồi tiền lừa đảo. Mọi người không nên truy cập vào các liên kết hoặc tải về những ứng dụng không rõ nguồn gốc; không thực hiện theo yêu cầu, hướng dẫn của đối tượng không rõ danh tính.
Lừa đảo gửi tin nhắn bình chọn cuộc thi vẽ tranh trên mạng xã hội
Với hình thức này, nhóm đối tượng lừa đảo đã tạo trang web giả mạo bình chọn cuộc thi vẽ tranh 2024, sau đó gửi đường link có tên miền "weebly.com" kèm tin nhắn nhờ bình chọn qua ứng dụng Messenger của Facebook.
Khi người dùng bấm vào đường link, nhập tên tài khoản đăng nhập và mật khẩu thì thông tin này được lưu lại. Từ đó, đối tượng chiếm quyền truy cập tài khoản Facebook, mạo danh chủ tài khoản nhắn tin cho bạn bè, người thân để vay tiền hoặc nhờ chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng có tên trùng với chủ tài khoản Facebook và chiếm đoạt tiền.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo, mọi người tuyệt đối không truy cập vào các đường liên kết hoặc tải về những ứng dụng không rõ nguồn gốc; không thực hiện theo hướng dẫn, yêu cầu của đối tượng không rõ danh tính; không chia sẻ thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng hay mật khẩu tài khoản dưới bất kỳ hình thức nào.
Ngoài ra, người dùng cần kiểm tra thông tin trên các trang web hoặc kênh truyền thông chính thức của chương trình hoặc tổ chức được đề cập; thiết lập xác thực 2 yếu tố cho tài khoản trực tuyến và cập nhật mật khẩu thường xuyên.
Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu bị lừa đảo, người dân nên đến cơ quan Công an trình báo hoặc qua ứng dụng VNeID để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Giả danh nhân viên Viettel chiếm đoạt tài sản
Mới đây, Công an Hà Tĩnh đã khởi tố và bắt tạm giam một số đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo tài liệu điều tra ban đầu, từ tháng 5/2024, các đối tượng đã lên kế hoạch lừa đảo bằng cách sử dụng số điện thoại "rác" (sim không chính chủ), gọi ngẫu nhiên đến nhiều người để tìm kiếm nạn nhân.
Khi có người nghe máy, các đối tượng xưng là nhân viên của Viettel và thông báo nạn nhân đã trúng thưởng những phần quà lớn như tiền mặt và xe máy trong chương trình tri ân khách hàng của công ty Viettel.
Nhiều người đã nhẹ dạ nghe theo lời tư vấn của các đối tượng, nộp một số tiền dưới hình thức mua thẻ cào điện thoại để "đóng phí" và "làm thủ tục nhận thưởng."
Sau khi nạn nhân mua thẻ và cung cấp mã thẻ cho các đối tượng, chúng nhanh chóng chuyển các mã thẻ này cho đối tượng khác để bán và chia nhau số tiền chiếm đoạt được.
Thủ đoạn chung của các đối tượng này là thông báo cho nạn nhân qua tin nhắn, email, hoặc cuộc gọi đã trúng thưởng giải thưởng lớn dù không hề tham gia bất kỳ chương trình nào.
Thêm vào đó, đối tượng sẽ lợi dụng tên tuổi của các tổ chức, công ty lớn để tạo lòng tin, như các nhãn hiệu điện thoại, xe hơi, hoặc các nhãn hàng nổi tiếng. Đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân như số chứng minh nhân dân, số tài khoản ngân hàng, mật khẩu.
Ngoài ra, đối tượng còn yêu cầu bạn chuyển khoản một khoản tiền (phí vận chuyển, thuế) để nhận giải thưởng. Thậm chí, đối tượng còn thường tạo áp lực về thời gian, yêu cầu bạn phải hành động ngay lập tức nếu không sẽ mất phần thưởng.
Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân nên thận trọng và cảnh giác trước những tin nhắn, cuộc gọi thông báo trúng thưởng hoặc mời tham gia chương trình tri ân khách hàng miễn phí. Người dân cần chủ động tìm hiểu và kiểm tra, xác minh danh tính đối tượng bằng cách liên hệ qua các trang thông tin chính thống.
Tuyệt đối không làm theo hướng dẫn, không thực hiện giao dịch chuyển tiền cho các đối tượng lạ. Không cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm dưới bất kỳ hình thức nào. Không truy cập vào các đường dẫn lạ. Tuyệt đối không chia sẻ số tài khoản ngân hàng, mã OTP, mật khẩu, hoặc bất kỳ thông tin nhạy cảm nào.
Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.
(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.
(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?
(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?
(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?
(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?